Công tác bảo đảm chất lượng bám sát chiến lược phát triển Học viện Tài chính trong điều kiện hiện nay

GS, TS. Chúc Anh Tú

  1. Khái quát nội dung cơ bản Nghị quyết Hội đồng Trường

Tại Nghị quyết số 03/NQ-HĐTHVTC ngày 16/02/2022 về việc ban hành Chiến lược phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, có nêu:

“1.2. Tầm nhìn: đến năm 2023, Học viện Tài chính trở thành 1 trong 5 cơ sở giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của Việt Nam theo định hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính-Ngân hàng, kế toán-kiểm toán, Quản lý-Quản trị, công nghệ thông tin, luật kinh tế…Đến năm 2045 đưa Học viện Tài chính trở thanh một trong 100 cơ sở giáo dục tốt nhất Châu Á, một trong 1000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế”;

“2.1. Mục tiêu: Đến năm 2045, Học viện Tài chính trở thành đại học tự chủ đạt chuẩn kiểm định quốc tế được phát triển trên nền tảng số, có hệ thống quản trị chuyên nghiệp và hiện đại hoạt động an toàn trên môi trường số góp phần xây dựng nền tài chính lành mạnh, bảo đảm an ninh Tài chính quốc gia, Học viện Tài chính trở thành cái nôi “Thu hút nhân tài, bồi dưỡng nhân tâm, hoàn thiện nhân cách, phát triển nhân lực” cho các cán bộ quản lý, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế, tài chính-ngân hàng, kế toán-kiểm toán, quản lý-quản trị; là sự lựa chọn hàng đầu của những học viên, sinh viên ưu tú có hoài bão trở thành công dân toàn cầu, có khát vọng dân tộc phát triển nền kinh tế, tài chính quốc gia trong thế giới thay đổi”;

“2.2.2. Chiến lược phát triển hoạt động đào tạo…Tăng cường đào tạo Tiếng anh, chuẩn hóa và cung cấp đầy đủ hệ thống học liệu tiên tiến nhất cho người học, thực hiện kiểm định quốc tế các chương trình đào tạo, tăng hàm lượng thực tiễn trong quá trình đào tạo thông qua việc xây dựng và phát triển đội ngũ Giảng viên kiêm giảng từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài, nâng cao hiệu quả của các bài tập tình huống, các chuyến tham quan, thực tập trong và ngoài nước”

“2.2.3. Chiến lược phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ…Phấn đấu đưa Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán (bản tiếng Anh) vào hệ thống Scopus, khuyến khích và đầu tư các công trình công bố quốc tế trên các Tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus, sách tham khảo, chuyên khảo ở các Nhà xuất bản uy tín khu vực và quốc tế…Đến 2023, nằm trong top 10 cơ sở giáo dục đào tạo khối kinh tế, quản lý có sản phẩm công bố quốc tế nhiều nhất cả nước, có ít nhất 2 sản phẩm khoa học chiến lược để phục vụ và chuyển giao cho cộng đồng xã hội. Nhận diện và giải quyết các vấn đề thực tiễn về khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức của quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Năm 2045, Học viện có năng lực tham gia giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ và thực tiễn của quốc gia trong lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán đạt tầm Châu Á và thế giới”

“2.2.7. Chiến lược phát triển công tác đảm bảo chất lượng giáo dục…Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đảm bảo chất lượng bên trong phải bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, quy trình, thủ tục nhằm hiện thực hóa sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược cũng như các chuẩn mực tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế…Thực hiện kiểm định và xếp hạng quốc tế…phấn đấu đến năm 2023, 100% các chương trình đào tạo đại học và đào tạo thạc sỹ được thực hiện kiểm didnhj và đánh giá chất lượng; đăng ký kiểm định chất lượng trường đại học và kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức kiểm định uy tín trong và ngoài nước. Namw 2045, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học Châu Á và quốc tế”

“3.3. Lộ trình thực hiện dự kiến: giai đoạn 1: 2021-2030. Tập trung triển khai đúng tiến độ những nội dung đã nêu ở phần 2…Giai đoạn 2: 2030-2045. Đánh giá tổng kết và điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong thế giới đổi thay”

  1. Trao đổi và hàm ý chính sách

2.1. Những nội dung cần làm rõ

Khái niệm, đặc điểm của “Bảo đảm chất lượng”, Theo TS, Phạm Xuân Thanh, Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, Tài liệu được báo cáo tại Hội thảo của Ban Tuyên giáo Trung ương, tổ chức chiều ngày 6/11/2012 “Đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế quản lý nhằm duy trì các chuẩn mực và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục”; Theo SEAMEO (2002), “đảm bảo chất lượng giáo dục có thể là những quan điểm, chủ trương, chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, quy trình và thủ tục, mà thông qua sự hiện diện và sử dụng chúng có thể đảm bảo rằng sứ mạng và mục tiêu giáo dục đang đ­ược thực hiện, các chuẩn mực đang được duy trì và nâng cao”; Theo Phạm Minh Mục, Một số giải pháp đảm bảo chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giáo dục “Đảm bảo chất lượng trong giáo dục có thể hiểu là hình thức quản lý chất lượng được thực hiện trước và trong quá trình giáo dục. Đảm bảo chất lượng nhằm phòng ngừa sự xuất hiện sai sót trong quá trình giáo dục tránh tạo ra những “sản phẩm giáo dục” có chất lượng thấp”; Theo tiêu chuẩn Việt Nam “Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong một hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất lượng là phương tiện tạo ra sản phẩm không có sai sót do lỗi trong quá trình sản xuất hay giáo dục gây ra vì thế chất lượng được giao phó cho mỗi người tham gia trong quá trình sản xuất hay giáo dục”…

Bảo đảm chất lượng trong cơ sở giáo dục, bao gồm đối với người học, Giảng viên – Cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý. Đối với người học gồm chương trình và nội dung đào tạo; Chuẩn đầu ra, cơ sở vật chất và Công tác kiểm định; Đối với Giảng viên – cán bộ nghiên cứu gồm môi trường giảng dạy, cơ sở vật chất, đời sống và NCKH; Đối với Cán bộ quản lý gồm Môi trường, văn hóa làm việc, cơ sở vật chất và đời sống…Minh họa:

2.2. Hàm ý chính sách

Từ những phân tích trên, có thể thấy để thực hiện tốt công tác BĐCL trong cơ sở giáo dục cần rất nhiều công việc phải làm liên quan đến tất cả các nội dung. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào một số nội dung liên quan trực tiếp đến người học như sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp xây dựng CTĐT: bám sát Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2010 về khung trình độ quốc gia; Công văn 2196/BGDDT-GDDH về hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra ngành, chương trình đào tạo và Thông tư 17/2021/TT-BGDDT về chuẩn chương trình đào tạo…với quy trình xây dựng phải đầy đủ 07 bước với các yêu cầu theo đúng quy định.

Bước 1. Thu thập, biên dịch, so sánh, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo: Thu thập, rà soát, biên dịch, phân tích các tài liệu mô tả các dịch vụ, hoạt động, công việc của ngành đào tạo của một số quốc gia trên thế giới; Thu thập, rà soát, tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam liên quan tới nghề nghiệp ngành đào tạo; Đối chiếu với kết quả phân tích tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, so sánh điểm giống và khác nhau.

Bước 2. Khảo sát, xây dựng danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực dựa trên kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp; Tổng hợp và thống nhất danh mục các nhóm dịch vụ, hoạt động, công việc của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 3. Khảo sát, thu thập ý kiến, quan điểm của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động) đối với danh mục các nhóm công việc của loại nhân lực ngành đào tạo; Viết dự thảo báo cáo kết quả danh mục các nhóm công việc và nhu cầu năng lực (các năng lực cần thiết để thực hiện các nhóm công việc) của loại nhân lực ngành đào tạo.

Bước 4. Xây dựng dự thảo chuẩn chương trình đào tạo (dựa trên quy định chuẩn chương trình đào tạo các ngành, khối ngành theo trình độ và các năng lực nghề nghiệp theo ngành đào tạo); Xây dựng phiếu khảo sát về chuẩn chương trình đào tạo và tính khả thi áp dụng chuẩn chương trình đào tạo phát triển chương trình cho loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa trên kết quả điều tra, khảo sát, phỏng vấn.

Bước 5. Khảo sát ý kiến của các bên liên quan (nhà quản lý, giới chuyên môn, cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng và bản thân loại nhân lực ngành đào tạo) về dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam.

Bước 6. Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và khả năng áp dụng đối với loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát.

Bước 7. Hoàn thiện dự thảo chuẩn chương trình đào tạo và báo cáo kết quả rà soát, nghiên cứu, phân tích nhu cầu năng lực loại nhân lực ngành đào tạo tại Việt Nam, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ hai, nhóm giải pháp về công tác Kiểm định CTĐT

▪ Lựa chọn và hoàn thành tối thiểu quy định về Kiểm định CTĐT: Tại Quyết định số 78/QĐ-TTG ngày 14/1/2022, Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm giai đoạn 2022-2030: mục tiêu giai đoạn 2022-2025 “35% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo chu kỳ kiểm định lần thứ nhất; trong đó ít nhất 10% số chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi là kiểm định quốc tế), 100% số chương trình đào tạo giáo viên các trình độ đạt tiêu chuẩn chất lượng”. Như vậy, trước mắt HVTC cũng cần thiết lựa chọn 35% của tổng số CTĐT để đáp ứng yêu cầu tối thiểu đến 2025

Thực tế hiện nay, hiểu CTĐT để kiểm định cũng là vấn đề không dễ, thật vậy, nhiều Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục cho rằng đối tượng kiểm định là từng CTĐT, nhưng nhiều Trung tâm lại cho rằng đối tượng kiểm định có thể là từng CTĐT của ngành, miễn là các CTĐT của ngành không có sự khác nhau 20% về kiến thức.

Thông tư số  04 ngày 14/03/2016 Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo của một ngành học (Program) ở một trình độ cụ thể bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó.

Thông tư số 17 ngày 22/06/2021 Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đổi với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù họp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

3. Chuẩn chương trình đào tạo của một ngành (hoặc của một nhóm ngành, một lĩnh vực) ở một trình độ là những yêu cầu chung, tối thiểu đối với tất cả chương trình đào tạo của ngành đó (hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đó), phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng.

Điều 3. Mục đích ban hành chuẩn chương trình đào tạo

1. Chuẩn chương trình đào tạo là căn cứ đế:

a, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuấn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo;

2. Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học là cơ sở đê xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ. Chuẩn chương trình đào tạo của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực ở mồi trình độ có thể quy định cao hơn hoặc mở rộng hơn so với các quy định chung trong chuân chương trình đào tạo của trình độ đó.

Điều 7. Khối lượng học tập

1. Khối lượng học tập tối thiểu của một chương trình đào tạo phải phù họp với yêu cầu của Khung trình độ quốc gia Việt Nam, cụ thể như sau:

a, Chương trình đào tạo đại học: 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành;

b, Chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7: 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành; hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;   f

c, Chương trình đào tạo thạc sĩ: 60 tín chỉ đối với người có trinh độ đại học thuộc cùng nhóm ngành;

d, Chương trình đào tạo tiến sĩ: 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ, 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

Điều 12. Xây dụng chuẩn chương trình cho các lĩnh vực và ngành đào tạo

1. Chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành được xây dựng cho từng trình độ và theo từng lĩnh vực hoặc theo một số nhóm ngành trong trường họp cần thiết (sau đây gọi chung là “khối ngành”), đáp ứng các yêu cầu sau:

a, Đáp ứng các yêu cầu của chuẩn chương trình đào tạo trình độ tương ứng theo quy định tại Chương II của Thông tư số này;

b, Phải có phần quy định chung đế áp dụng cho tất cả ngành đào tạo thuộc khối ngành và có phần quy định riêng cho từng ngành liên quan (nếu cần);

▪ Lựa chọn những CTĐT mũi nhọn: đây là những CTĐT mang tính trọng điểm, tiên phong của Trường, ví dụ một số cơ sở đào tạo có CTĐT Chất lượng cao thì CTĐT chuẩn và CTĐT CLC của cùng một ngành vẫn có 2 tên và 2 mã số khác nhau, ví dụ  CTĐT Kế toán, MS 7340301 và CTĐT Kế toán CLC, MS 7340301C). Chính phủ quy định từ sau năm học 2022-2023, các CTĐT CLC phải được kiểm định thì mới được thu học phí cao hơn CTĐT đại trà. Như vậy, nếu CTĐT đại trà được kiểm định mà CTĐT CLC chưa được kiểm định thì cũng không được thu học phí cao hơn CTĐT đại trà. Cụ thể:

Nghị định 81 ngày 27/08.2021 Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo Điều 8. Nguyên tắc xác định học phí

3. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

c, Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tưong đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội

Điều 11. Học phí đối với giáo dục đại học

2. Học phí từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2025 – 2026 như sau:

b, Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

5. Trường họp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.

9. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập: Căn cứ vào quy định trần học phí tại Điều này tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.

Với quy định tại Nghị định 81 ngày 27/08.2021, Học viện Tài chính nên lựa chọn những CTĐT để đảm bảo có thể tự chủ động trong công tác xác định mức Học phí trong tương lai

▪ Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng của Học viện

Hiện nay, yêu cầu kiểm định CSGD/CTĐT là bắt buộc vì thế hàng năm Học viện đều phải triển khai kiểm định các CTĐT, điều này dẫn đến cần thiết Ban Khảo thí &QLCL cũng như các Đơn vị trong Học viện cần có bộ phận kiểm định chuyên trách thực hiện nội dung này, có sự tách biệt với bộ phận Khảo thí đã được thực hiện thường

xuyên. Đồng thời, vai trò kiểm định của các đơn vị là quan trọng và cũng cần được thiết lập bộ phận quản lý chất lượng, minh họa:

Bên cạnh việc hình thành và đẩy mạnh mạng lưới BĐCL, vấn đề nhân sự về Kiểm định viên cũng rất quan trọng, cần được đầu tư thỏa đáng, theo Quyết định số 78?QĐ-TTg ngày 14/01/2022 thì “mục tiêu cụ thể giai đoạn 2022-2025: e) có ít nhất 750 người được cấp thể kiểm định viên; 100% kiểm định viên được bồi dưỡng chuyên sâu về công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục trong đó có 5% kiểm định viên có chứng nhận và tham gia hoạt động kiểm định quôc tế. g) 90% công chức và 70% viên chức, người lao động trong cơ quan quản lý Nhà nước và cơ sở đào tạo làm việc ở các vị trí về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục được bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu tham mưu xây dựng và thực thi chính sách, quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; trong đó 20% được tập huấn, đào tạo bởi chuyên gia quốc tế và khu vực”

▪ Xây dựng kế hoạch kiểm định khu vực và quốc tế: đây là yêu cầu bắt buộc, vì chỉ khi có những tổ chức kiểm định khu vực, quốc tế công nhận thì giá trị CSGD, CTĐT của Học viện Tài chính mới được thừa nhận ra khu vực, quốc tế. Mới làm cơ sở để thực hiện xếp hạng theo các tiêu chuẩn cũng như thực hiện các trao đổi học thuật và NCKH

Hiện có các tổ chức kiểm định quốc tế được công nhận tại Việt Nam gồm: FIBAA, AQAS và ASIIN…FIBAA được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận tại Việt Nam đối với cơ sở giáo dục đại học và các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thuộc các lĩnh vực: Pháp luật, Kinh doanh và quản lý, Khoa học xã hội và hành vi; ASIIN được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận tại Việt Nam đối với cơ sở giáo dục đại học và các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học thuộc các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; AQAS được thực hiện các hoạt động đánh giá, công nhận tại Việt Nam đối với cơ sở giáo dục đại học và các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Việt Nam. Ngoài ra còn có các CTĐT được kiểm định bởi ABET (Mỹ) hay AUN-QA (ASEAN) hay CTI (Pháp) hay HRECES (Pháp)

Để thực hiện Kiểm định CSGD hay CTĐT, Học viện Tài chính phải chuẩn bị các yếu tố sau: (i) thay đổi sự nhận thức đối với công tác kiểm định, xác định là hoạt động thường xuyên nhằm thực hiện khắc phục, cải tiến những nội dung chưa được để hướng đến những kết quả tốt hơn, sự thay đổi này sẽ thực hiện xuyên suốt ở các cấp từ Đảng ủy, HĐT, Ban giám đốc, các Đơn vị…(ii) nguồn kinh phí theo yêu cầu có một thực tế là để tiến hành kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế thì các cơ sở giáo dục phải bỏ ra một chi phí tương đối lớn. Với tổ chức kiểm định rất uy tín như ABET, ngoài chi phí kiểm định khá cao đối với điều kiện của Việt Nam hiện nay, cơ sở giáo dục nào sau khi có CTĐT đã được kiểm định thành công thì hàng năm còn phải trả thêm chi phí cập nhật các thông tin trong quá trình cải tiến các điều kiện ĐBCL cho ABET; (iii) công tác chuẩn bị tài liệu về CSGD hay CTĐT theo các tiêu chuẩn khu vực/quốc tế

▪ Rà soát và thực hiện công tác Chuẩn đầu ra: căn cứ vào Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016, với 08 bậc trình độ, gắn liền với chuẩn đầu ra “chuẩn đầu ra bao gồm: Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết; Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn”

Tại Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/04/2010 cũng quy định “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”, công bố chuẩn đầu ra bao gồm các nội dung “a) Tên ngành đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh; b) Trình độ đào tạo: Cao đẳng hoặc Đại học; c) Yêu cầu về kiến thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp…d)Yêu cầu về kỹ năng: kỹ năng cứng: kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề…Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học…đ) Yêu cầu về thái độ… e) vị trí việc làm của người học sau tốt nghiệp…g) khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường…h) các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà Nhà trường tham khảo”

Thông tư 04/2016/TT-BGDĐH ngày 14/03/2016 v/v Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của Giáo dục đại học, với 07 mức độ của thang đánh giá là mức độ 1.Hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, phải có giải pháp khắc phục ngay; mức độ 2. Không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; mức độ 3. Chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chí, cần có những giải pháp khắc phục; mức độ 4. Đáp ứng yêu cầu của tiêu chí; mức độ 5. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu của tiêu chí; mức độ 6. Đáp ứng rất tốt yêu cầu của tiêu chí; mức độ 7. Đáp ứng xuất sắc yêu cầu của tiêu chí

▪ Thực hiện công tác cải tiến thường xuyên: căn cứ để xây dựng và triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng CSGD là kết quả các cuộc khảo sát, kết quả các kiến nghị khi đánh giá ngoài CSGD, CTĐT hay tự đánh giá CSGD, CTĐT…Chu trình cải tiến chất lượng Deming Plan-Do-Check-Act (PDCA) được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau còn gọi là chu trình cải tiến liên tục (Nguyễn Như Phong, 2009; Nguyễn Thị Uyên, 2017). Cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của mỗi cơ sở giáo dục (CSGD). Định kỳ rà soát, điều chỉnh các mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược phát triển của Học viện. Thông qua Kết quả kiểm định chất lượng CSGD, CTĐT, Kết quả khảo sát đã giúp Học viện nhìn nhận hiện trạng của mình và xác định được những vấn đề trọng tâm ở cấp chiến lược cần phải thực hiện để cải tiến chất lượng. Ngay sau khi được công nhận đạt chất lượng giáo dục, nhận được khuyến nghị của Đoàn đánh giá ngoài, Trường đã xác định cần phải hoàn thiện các vấn đề về chiến lược để tạo tiền đề cho việc cải tiến chất lượng hoạt động của Học viện

▪ Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm định: Bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí để hoàn thiện các Danh mục minh chứng: Đối với kiểm điện CSGD thì quy định hiện nay tại thông tư 12/2017/TT-BGDĐT, Công văn số 766/QLCL-KĐCLGD và công văn số 1668/QLCL-KĐCLGD đã chi tiết và cụ thể hóa 25 tiêu chuẩn với 111 tiêu chí mà các CSGD cần chuẩn bị, vì thế các CSGD cần có bộ phận để cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn này. Đối với CTĐT thì thông tư 04/2016/TT-BGDĐT; Công văn số 1074/KTKĐCLGD-KĐĐH và Công văn số 0175/KTKĐCLGD-KĐĐH. Ban Khảo thí &QLCL có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Học viện thành lập Ban chỉ đạo TĐG và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm định CSGD/CTĐT. Mục tiêu là chi tiết hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định hiện hành bằng những văn bản cụ thể phù hợp tại Học viện, cũng như chuẩn hóa các nội dung mà các Bộ môn, đơn vị cần thực hiện, lưu trữ và minh chứng. Mục tiêu của công tác kiểm định CSGD/CTĐT là xác định mức độ đảm bảo chất lượng Giáo dục của CSGD ở mức nào (từ mức 1 đến mức 7), có đáp ứng được yêu cầu chất lượng giáo dục hay không. Về cơ bản, có thể khẳng định, Học viện sẽ luôn đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định của kiểm định CSGD/CTĐT. Tuy nhiên, công tác nâng cao chất lượng là yêu cầu cần thiết, luôn được đòi hỏi đối với bất kỳ CSGD nào. Kết thúc quá trình TĐG, ĐGN các CSGD cần thiết phải có những biện pháp cải tiến, hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí thông qua Báo cáo cải tiến nhằm khắc phục các tồn tại, điểm yếu, cũng như phát huy các điểm mạnh của CSGD

            Tài liệu tham khảo

Bộ giáo dục và đào tạo. (2010). Công văn số 2196/BGDDT-GDDH về hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra ngành, chương trình đào tạo

Bộ giáo dục và đào tạo. (2013). Thông tư 38/2013/TT-BGDĐT về quy trình kiểm định chương trình đào tạo

Bộ giáo dục và đào tạo. (2016). Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn kiểm định CTĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo. (2021). Thông tư 17/2021/TT-BGDDT về chuẩn chương trình đào tạo

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. (2016). Công văn số 1074 V/v hướng dẫn chung về sử dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. (2016). Công văn số 1075/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo

Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. (2016). 1076/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn đánh giá ngoài chương trình đào tạo

Cục quản lý chất lượng. (2020). Công văn 2085/QLCL-KĐCLGD ngày 31/12/2020 về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo

Cục quản lý chất lượng. (2021). Công văn 774/QLCL điều chỉnh 1 số phụ lục của công văn 2085

Học viện Tài chính. (2022). Nghị quyết số 03/NQ-HĐTHVTC

Thủ tướng. (1982), Quyết định số 1982/QĐ-TTg năm 2010 về khung trình độ quốc gia

Thủ tướng. (2019), Quyết định số 69/QĐ-TTG ngày 15/01/2019, phê duyệt đề án nâng cao chất lượng GD ĐH giai đoạn 2019-2025

Thủ tướng. (2022). Quyết định số 78/QĐ-TTG ngày 14/1/2022, Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống đảm bảo và kiểm định chất lượng GD đối với GD ĐH và CĐSP gia đoạn 2022-2030

Chúc Anh Tú. (2023). Trao đổi về nâng cao hiệu quả công tác kiểm định tại Học viện Tài chính giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán, số 2(235), 2023, pages: 14-17